Thuật ngữ hệ số bảo toàn vốn có lẽ không còn xa lạ gì với dân kinh doanh. Để có thể hiểu hơn về nó hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về định nghĩa của hệ số bảo toàn vốn và cách bảo toàn vốn theo đúng quy định Nhà nước.
Định nghĩa hệ số bảo toàn vốn
Bảo toàn vốn chính là cách để cho công ty, doanh nghiệp giúp họ tồn tại khi hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, nó đặc biệt quan trọng khi giá trên thị trường giảm mạnh và có nguy cơ lỗ cao.
Hệ số bảo toàn vốn được ký hiệu là H chính là cơ sở để xác định xem công ty, doanh nghiệp đó có hoàn được vốn trong lần kinh doanh đó không.
Nếu H = 1 tức là công ty, doanh nghiệp đã bảo toàn thành công mức vốn ban đầu của công ty khi tham gia hoạt động đầu tư.
Nếu H > 1 tức là ngoài việc công ty thu hồi được vốn ban đầu thì đã sinh lời từ vốn đó được một khoản tiền nhất định làm vốn mới cho lần đầu tư tiếp theo.
Và nếu H < 1 thì công ty đã đầu tư thua lỗ và chưa hoàn đủ vốn.

Nếu H càng lớn hơn 1 thì công ty sinh lời càng nhiều và H càng tiệm cận 0 thì công ty thua lỗ càng đậm.
Cách bảo toàn vốn hợp lý
Vốn chính là khoản tiền, giá trị của tài sản được sử dụng để đầu tư vào một hoạt động kinh doanh nào đó với mục đích đem lại lợi nhuận.
Vốn có nhiều loại nhưng phổ biến hiện nhất trên thị trường là vốn cố định và vốn lưu động. Sau đây sẽ là cách bảo toàn chúng cho lần đầu tư tiếp theo
Cách bảo toàn vốn cố định
Muốn bảo toàn được vốn cố định trước tiên chúng ta cần định giá đúng tổng số tài sản, tiền bạc cố định đã được đầu tư và dựa vào đó tính số khấu hao của tài sản và tìm ra nguồn lợi nhuận khác để duy trì tài sản đó.

Bên cạnh đó doanh nghiệp, công ty đó cũng cần phải nâng cấp chất lượng sản phẩm, mở rộng đầu tư từ lợi nhuận sinh ra từ nguồn vốn cố định ban đầu để không những nguồn cố định được duy trì mà con tăng trưởng hơn.
Trong thời gian đầu năm nếu chưa xác định đúng, đầy đủ vốn cố định để bảo toàn thì số tiền phải nộp khi sử dụng vốn ngân sách nhà nước sẽ được dựa trên số vốn đã được bảo toàn của báo cáo tài chính cuối năm.
Số vốn cần được bảo toàn đến cuối năm sẽ được tính bằng số vốn được đổ ra vào đầu năm đầu tư trừ đi khấu hao khi nộp tiền vào ngân sách trong cả năm được bao nhiêu nhân hệ số phát triển vốn trong cả năm. Trong một vài trường hợp thì số vốn cần phải bảo toàn sau khi nhân với hệ số phát triển vốn trong cả năm thì còn cần nhân với hệ số hao mòn.
Số vốn cần bảo toàn = (Số vốn đổ ra đầu tư đầu năm – Khấu hao nộp ngân sách) x Hệ số phát triển vốn x Hệ số hao mòn (nếu có).
Cách bảo toàn vốn lưu động
Để có thể bảo toàn được vốn lưu động thì chúng ta cần thực hiện như sau: Theo thời gian định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm thì doanh nghiệp, công ty cần phải nắm rõ được các khoản tiền chênh lệch với tổng giá trị của tài sản lưu động của doanh nghiệp, công ty đó gồm các bước: dự trữ sản phẩm, phân phối, buôn bán sản phẩm, sản phẩm, hàng hóa chưa thành phẩm và sản phẩm hàng hóa thành phẩm tính theo giá tiền và nếu có thì phải xác định sự chênh lệch về giá của ngoại tệ để có thể tiền hành cung cấp, bổ sung và bảo toàn vốn lưu động.
Khoản giá chênh lệch xảy ra khi các vật liệu trong quá trình sản xuất bị thay đổi về giá trên thị trường.
Nếu trong quá trình sản xuất các loại vật liệu tăng giá nhưng nó không có ảnh hưởng đến sự chênh lệch thì doanh nghiệp, công ty đó cần tự thân cung cấp thêm số vốn lưu động từ các quỹ thúc đẩy sản xuất từ lợi nhuận của doanh nghiệp sinh ra từ lần đầu tư trước.
Số vốn lưu động hàng năm cần được bảo toàn đầy đủ được tính bằng cách lấy số vốn đã được bàn giao ở thời điểm đầu năm hoặc số vốn đã được bảo toàn ở kỳ trước nhân với hệ số trượt giá.
Số vốn lưu động bảo toàn = Số vốn được bàn giao ban đầu x Hệ số trượt giá
Hệ số trượt giá được xác định nhằm mục đích thu lại tiền đã sử dụng nguồn vốn đó trong cả năm đó là số vốn lưu động mà ngân sách nhà nước đã bàn giao cho doanh nghiệp, công ty đợt đầu năm. Hệ số này phụ thuộc theo từng ngành nghề, đối với mỗi doanh nghiệp thì hệ số trượt giá vốn lưu động lại khác nhau.
Trên đây chúng ta đã có một cái nhìn khách quan hơn về hệ số bảo toàn vốn. Ngoài ra chúng tôi cũng đã cung cấp cách bảo toàn vốn đối với hai loại vốn phổ biến đó là vốn cố định và vốn lưu động. Xin cảm ơn bạn đã tham khảo.
Discussion about this post