Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 đã đưa ra quy định mới về mức đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, mức đóng vào quỹ hưu trí, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ ốm đau, thai sản, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế với người lao động không thuộc khối nhà nước và người sử dụng lao động được chúng tôi nêu rõ ở bài viết bên dưới.

Mức đóng bảo hiểm xã hội với người lao động Việt Nam

Chú thích:
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- HT: Hưu trí
- ÔĐ – TS: Ốm đau, thai sản
- TNLĐ: Tai nạn lao động
- BNN: Bệnh nghề nghiệp
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động từ nước ngoài

Mức đóng bảo hiểm đối với công chức, viên chức nhà nước
Cũng theo Nghị quyết 68/NQ-CP, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp trong vòng 12 tháng cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm này.

Tuy nhiên, các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên không hưởng thêm khoản này. Những đối tượng đặc biệt này được đóng bảo hiểm xã hội theo mức sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với cá nhân tự nguyện
Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người lao động lựa chọn. Theo từng mức lương đã lựa chọn, người đóng phải căn cứ mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của Pháp luật.
Quy định của Nhà nước về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại Điều 87, Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
- Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
- Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện tại là 700.000 VNĐ vùng nông thôn và 900.000 VNĐ đối với thành thị) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Hiện tại mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng, nghĩa là mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa không quá 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
Mức chuẩn hộ nghèo năm 2021 dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu
Khoản 1, Điều 2, Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 quy định mức chuẩn hộ nghèo như sau:
- Đối với khu vực nông thôn: hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân từ 700.000 VNĐ/ tháng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ và thiếu hụt 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ thuộc các tiêu chí:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 VNĐ trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 VNĐ đến 1.300.000 VNĐ và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lưu ý về mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu và tối đa để có mức đóng phù hợp, đồng thời chủ động trong việc lựa chọn mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Với những quy định mới được chúng tôi cập nhật trên đây, các bạn sẽ có được cách tính chế độ bảo hiểm mà mình sẽ được hưởng. Cảm ơn đã theo dõi bài cập nhật về mức đóng bảo hiểm xã hội của chúng tôi. Những quy định mới hơn sẽ luôn được chúng tôi đăng tải sớm nhất.
Discussion about this post